Jim Travel

Art/Handcraft/Lifestyle

  • Trang chủ
  • Về JIM
  • Phượt cùng Jim
    • Điểm du lịch
    • Tuyến Du Lịch
    • Ăn ở đâu
    • Ngủ ở đâu
      • RESORT VUNG TAU
    • Vui chơi
    • Giải trí
  • Jim’Store
    • Review Sách
    • Sản phẩm trên Amazon
    • Áo Khoác Lông Vũ Greenbamboo
    • Mua hàng trên Amazon ở Việt Nam
  • Liên hệ
You are here: Home / Archives for Mr Jim

May mắn hay không may mắn !

May mắn hay không may mắn ?
Đã bao lần bạn tự than vãn “ ôi sao tôi nghèo thế”, “ sao tôi không có tiền”, sao tôi không may mắn như người ta”… Vân Vân và mây mây.. nhưng có bao giờ bạn đã tự tìm nguyên nhân và bạn nhìn cuộc sống những người xung quanh bạn. Nhìn của tôi ở đây không phải là để săm soi hay sân si cuộc sống của mọi người mà để nhìn lại bản thân mình đã làm được gì và trả lời được những câu than vãn và tại sao ở trên.
Tôi cũng như các bạn rất rất nhiều lần tôi cảm thấy chán nản, cảm thấy mất năng lượng để tiếp tục làm một việc gì đó và luôn than vãn ở cửa miệng khi thất bại hoặc gặp một việc gì đó khó khăn.
Tôi cũng giống như khá nhiều bạn trẻ khác cũng có tuổi trẻ bon chen ở Sài Gòn với nhiều công việc khác nhau với những ước mơ được ấp ủ. Nhưng vì vài một lý do nhất định tôi phải rời Sài Gòn để về quê.
Bắt đầu cuộc sống ở quê với những bỡ ngỡ sau nhiều năm sống ở Sài Gòn ( tôi không phải dạng tiểu thư, công tử nhé) bỡ ngỡ ở đây chỉ là do thay đổi môi trường sống nên tôi chưa quen với điều đó nhưng rồi tôi cũng thích nghi tốt với cuộc sống của mình. Tôi có thể chọn bắt đầu làm việc trong các công ty, xí nghiệp…nhưng không, tôi chọn công việc trồng trọt tại nhà( vì có một số lý do riêng). Tôi may mắn vì gia đình tôi có mảnh đất nhỏ, tôi không cần phải thuê hoặc đi mướn đất để làm. Với số vốn ít ỏi tôi dành dụm được khi còn làm trên Sài Gòn và cây trồng tôi chọn đó là cây mãng cầu ( na ). Tôi mất hai năm để trồng và chăm sóc cây cho đến khi cây có thể như ở quê tôi thường gọi là làm trái được.
Những vụ đầu tôi cũng đã có những thu nhập nhất định từ mảnh vườn nhỏ này nhưng vẫn chưa lấy lại số vốn ban đầu tôi bỏ ra. Nhưng tất nhiên tôi không quá lo lắng vì mãng cầu là cây ăn trái lâu năm nên sẽ còn có thể cho trái vài năm nữa. Nhưng như các bạn đã biết từ cuối năm 2019 đến nay tình hình dịch bệnh covid-19 khá là phức tạp, đỉnh điểm là những tháng đầu năm 2021 những ca nhiễm bệnh tăng một cách chóng mặt. Làm mọi hoạt động sản xuất kinh tế, giao thông, đời sống an sinh đứng chững lại. Trong đó có bản thân tôi với số vốn bỏ ra để làm vườn khá lớn so với bản thân nhưng mãng cầu tới ngày thu hoạch lại không thể bán cho thương lái hoặc chủ động bẻ bán được vì trong thời gian này toàn dân phải thực hiện theo chỉ thị mười sáu của thủ tướng chính phủ. Và đặc biệt hơn nữa khu vực tôi sống chỉ gần một trăm hộ nhưng đã có hơn năm mươi hộ nhiễm bệnh vì thế khu vực của tôi lại càng được chú ý và siết chặt hơn về việc phòng và điều trị bệnh của chính quyền địa phương.
Bạn biết không ? Lúc ấy tôi như ngồi trên đống lửa, hoang mang lo sợ vì bệnh dịch và vì mảnh vườn của tôi đến ngày thu hoạch nhưng không thể thu hoạch được vì nhà tôi nằm trong khu phong tỏa. Vì bốn mặt, nhà tôi ở giữa đều có ca bệnh và mọi người cả gia đình phải đi cách ly nhưng may mắn gia đình tôi không bị nhiễm.
Tôi rơi vào thế bị động hoàn toàn, chỉ biết ở nhà thực hiện chỉ thị 16 và làm các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho bản thân và mọi người trong gia đình.

Thế là gần như tôi bỏ trắng vườn mãng cầu đang thu hoạch của tôi với số vốn bỏ ra gần một trăm triệu đồng (số tiền lớn đối với tôi). Thực sự lúc đó tôi rất buồn gần như mất ăn mất ngủ (thức trắng gần sáng). Tôi tỏ ra chán nản, tiếc nuối, than vãn” tại sao xui xẻo dữ vậy trời”, “ mất trắng thật hả trời”, “sao may mắn không đến với tôi”. Đó là cảm giác bất lực các bạn ạ.
Nhưng mấy ngày gần đây tôi tự quật dậy, tôi tự cảm thấy tôi may mắn hơn rất nhiều người, cụ thể như tôi có một người bạn học cấp ba có thể coi là bạn thân của tôi. Trong vòng chưa đầy hai năm nhưng bạn ấy đã mất quá nhiều, bản thân bạn ấy có gia đình nhỏ nhưng bạn ấy vừa xảy thai hai lần, tiếp sau đó ba bạn ấy lại bị tai biến và mất, nỗi đau chồng nỗi đau. Không dừng lại ở đó, sau khi ba bạn ấy mất không lâu, thì chị hai của bạn ấy phát hiện bị ung thư cổ tử cung, ôi còn đau khổ nào hơn. Gia đình bạn lại kiềm nén nỗi đau gói ghém đồ đạc và chạy tiền để lên Sài Gòn chữa trị cho chị hai của bạn ấy. May mắn sau khi xạ trị xong thì sức khỏe của chị cũng đã ổn định trở lại vì bệnh chưa di căn( đang giai đoạn đầu). Và lúc đó tôi cảm thấy mừng cho gia đình bạn vì đã qua được thời kì khó khăn và mất mát. Nhưng không, hình như may mắn và sự yên bình đã bỏ quên gia đình bạn ấy, tình cờ tôi lướt zalo, tôi thấy bạn ấy đăng lên cám ơn các mạnh thường quân đã giúp đỡ bạn ấy nơi xứ người, tôi thấy lạ và hỏi thăm bạn ấy thì được biết mẹ bạn ấy cũng mới phát hiện bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Lúc ấy tôi thật sự chết lặng người vì thương cho người bạn của tôi. Và ngặt nỗi đang ở trong giai đoạn dịch bệnh khá phức tạp nên không thể nhập viện được. Hiện bạn ấy và mẹ đang thuê phòng trọ gần bệnh viện, để tiện thăm khám nếu trường hợp băng huyết phải cấp cứu ngay. Tôi không thể làm gì hơn ngoài những lời hỏi thăm và động viên bạn lúc này và mong may mắn sẽ đến với gia đình bạn.
Ngẫm lại tôi còn may mắn hơn rất nhiều người, cụ thể là người bạn của tôi và khi lướt mạng xã hội tôi còn thấy rất nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn tôi rất nhiều, họ không có đồ ăn, không có chỗ ở. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh này có nhiều gia đình mất đi người thân, có gia không phải chỉ mất đi một người mà hai, ba, bốn, năm và thậm chí một gia đình nọ họ mất đi tất cả tám người. Một nỗi đau tinh thần quá lớn, bao giờ họ có thể quên được. Khi xem những tin tức này tôi cảm thấy mình thực sự may mắn tôi vẫn có cái để ăn, chỗ để ở đặc biệt mọi người trong gia đình tôi đến thời điểm hiện tại vẫn khỏe mạnh là hạnh phúc lắm rồi. Tôi mất đi gần một trăm triệu nhưng tiền mất đi rồi chúng ta sẽ làm và có lại được. Nhưng bản thân và người thân mất đi thì không thể tìm lại. Nên sự an toàn của mọi người trong gia đình vẫn là trên hết ở thời điểm hiện tại.
Các bạn à, đừng than khổ nữa nhìn ngoài kia đi bao nhiêu người khổ hơn mình đấy thôi, nhưng họ vẫn sống đấy thôi. Vì nếu các bạn đang đọc những dòng này của tôi thì các bạn vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người rồi vì bạn vẫn còn cầm được điện thoại, láp tóp lướt web mà.

“Ngước lên mình không bằng ai, nhưng nhìn xuống thì rất nhiều người không bằng mình”.

Hãy lạc quan sống tốt các bạn nhé! Mình vẫn còn may mắn lắm đấy.

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Khoảng cách và giãn cách

Khoảng cách xa hay gần, không chỉ được đo bằng cách đo thông thường. Mà còn có thể đo bằng sự lựa chọn.

Jim thân chào các bạn đang xem blog của Jim.
Hôm nay Jim muốn dành thời gian để viết vài dòng tâm sự trên chiếc blog bé nhỏ của mình. Nó như một nơi để Jim gởi gấm những suy nghĩ, những nỗi đau, những buồn vui trong cuộc sống. Những điều thú vị mà Jim Travel đã trải qua trong cuộc sống.
Jim sinh ra và lớn lên ở một vùng biên giới nông thôn, nơi có đường biên giới với nước bạn Campuchia.
Trong 18 năm đầu đời Jim chỉ loanh quanh vui đùa tuổi thơ với ruộng lúa, con 🐃 Trâu, cái cày, những lớp học vỡ lòng. Những tháng ngày tuổi thơ bên dòng sông Vàm Cỏ. Những mùa lúa chín vàng rực rỡ cánh đồng. Những mùa nước nổi nhấn chìm những ngọn lúa chín vàng chưa kịp thu hoạch. Cũng nhấn chìm luôn cả những hy vọng vào một mùa bội thu để có tiền mua chiếc áo mới.
Khoảng cách từ ngôi nhà thân yêu với Ông Bà Nội và Ba Mẹ cùng sống với một mái nhà đến ngôi trường mà Jim học vỡ lòng chỉ khoảng 500 m theo đường đi bộ. Con đường đất nhỏ chạy qua xóm chỉ khoảng 10 nóc nhà. Xóm có nhà ngói đỏ, có nhà vách gỗ, mà hàng rào là những hàng cây Dâm Bụt, có hoa nở màu đỏ, màu trắng rực rỡ bên đường. Mà người các xóm khác gọi là Xóm Động Mả.
Hằng ngày đi về ngang qua các khu Mồ Mả xung quanh. Có người cảm thấy rùng mình khi ghé vào tìm ai trong xóm. Nhưng với Jim những ngôi mộ đó đã là những ngôi mộ thân quen. Những ngày thanh minh tảo mộ, xóm Động Mả lại nghi ngút khói nhang. Người từ các nơi về tảo mộ làm cho không khí vui như ngày hội. Những ngày giáp Tết hằng năm cũng là những ngày rộn ràng tiếng pháo khi người thân đi tảo mộ đón Tết ( Những ngày chưa cấm đốt pháo).
Những ngày còn học tiểu học ở ngôi trường gần nhà. Một buổi học một buổi chăn trâu. Dắt trâu là một nghệ thuật, người chăn trâu là một người nghệ sĩ. Tìm những nơi có cỏ nhiều, cỏ còn non thì trâu mới chịu ăn no mà uống nước. Trâu thì có thói quen nhai lại thức ăn chưa tiêu hóa ngay. Nên những lúc cột trâu trong chuồng hay những nơi có cỏ xanh mướt sau khi ăn hết cỏ xanh, Trâu sẽ nhai lại thức ăn chưa tiêu hóa. Nên thường gọi là Trâu nhơi.
Những ngày học cấp hai, việc đi học buổi tối ở Thị Xã là một khoảng thời gian mà Jim có ấn tượng khó quên. Quảng đường tầm 4-5 km nhưng rất xa với Jim, lúc đó là một đứa trẻ cấp 2 đạp xe mỗi tuần 3 lần đi học ở trung tâm tiếng anh.
Những đêm chúng bạn được cha mẹ chở đi chơi công viên hay khu vui chơi thì Jim lại cọc cạch chiếc xe đạp mini dáng nữ đạp đi về trong đêm không đèn đường. Một lần không may bị té xe đạp, làm đầu gối phải may mấy mũi. Làm cả nhà ai cũng lo lắng. Một quãng đường thân thiết với Jim lúc đó. Như một giấc ngủ với nhiều giấc mơ đẹp. Tưởng rằng đó là một khoảng cách rất xa mà Jim đã đi.
Rồi học hết cấp ba, lên Sài Gòn học và làm. Rồi những chuyến xe liên tỉnh, những chuyến bay đêm, những chuyến xe miệt mài lăn bánh trên đường đời. Rất nhiều ngã rẽ, con đường, cảnh đẹp thiên nhiên đất nước đã đi qua. Nhưng với một người trưởng thành đó chỉ là những chuyến đi của dòng đời xuôi ngược.
Khoảng cách xa hay gần không còn tính bằng bao nhiêu km nữa, mà tính bằng tốc độ thời gian, là ngày hoàn thành công việc. Là những việc phải hoàn thành đúng tiến độ thời gian. Không còn là một con đường quê rộn rã tiếng cười mỗi lần tan học.
Rồi khi công nghệ phát triển, việc liên lạc tức thời đã không còn quá xa lạ. Mọi người có thể thấy nhau tức thời qua công nghệ gọi điện có hình ảnh rõ nét. Chúng ta dường như không còn khoản cách khi liên lạc. Có thể giao tiếp bất cứ lúc nào.

Thế giới đang trải qua làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ tư, dịch bệnh từ lúc bùng phát cuối năm 2019 đến lúc này giữa năm 2021 đã làm hơn 4 triệu người chết trên toàn cầu. Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch thứ tư này.
Giờ đây khi Jim đang viết những dòng này, thì Tây Ninh đang trong những ngày giãn cách xã hội, mọi người không được ra đường đi lại tự do, chỉ những trường hợp được cho phép mới được đi lại với đủ giấy tờ chứng minh. Xã hội giãn cách nhưng lòng người thì sát lại gần nhau hơn. Rất nhiều những cách thức liên lạc qua môi trường internet đã dần quen thuộc với mọi người.
Từ liên lạc thăm hỏi người thân, hay những sự kiện online nên những khoảng cách vật lý đã không còn xa cách nữa. Miễn là lòng người còn bên nhau thì khoảng cách vật lý dù xa hay gần cũng là tương đối mà thôi.
Khi con người chúng ta vẫn còn nghĩ đến nhau thì khoảng cách chỉ là để chỉ một địa điểm này với địa điểm kia mà thôi.

Cảm ơn các bạn rất nhiều
Chúc các bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

  • May mắn hay không may mắn !
  • Khoảng cách và giãn cách
  • “Hai người bạn”
  • Niệm
  • Buổi trưa không ngủ

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

“Hai người bạn”

Khi những cơn mưa rào bất chợt làm ướt đi những chiếc áo của dòng người đang vội vã trên đường vì cuộc mưu sinh. Tây Ninh mùa này mưa rào bất ngờ lắm. Ngồi bên gốc nhà thân thương, nơi cho tôi bao kỷ niệm ấu thơ, lúc còn tắm mát trong cơn mưa rào sau mỗi lần dắt trâu về chuồng.
Quê tôi hai mùa mưa nắng. Mùa mưa về cũng là lúc đón chờ những tiếng ve gọi hè. Càng sống lâu và càng đi xa tôi lại càng nhớ về những ký ức êm đềm và đẹp đẽ của tuổi thơ. Cái tuổi mà những áp lực của cuộc sống chưa bao giờ tồn tại.
Những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi cũng như các cảm xúc thăng trầm của cuộc sống. Vui đó rồi buồn đó. Những ngày cuồn nhiệt của tuổi đôi mươi với những cuộc tình cháy bỏng lướt qua, mà nay chỉ còn những kỷ niệm.
Khi mà chuyện “Thất Bại” hay ” Thất Tình” đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống như một loại nước uống được quảng cáo liên tục trên truyền thông.
Những tiếng cười giòn tan, những cơn đau thắt ngực, những suy nghĩ miên man bất tận. Hay những khung cảnh lãng mạn như một phân đoạn của phim trường lãng mạn. Với một anh chàng cùng cô nàng bước đi trong mưa đêm ào ạt, những giọt nước mắt giận hờn ghen tuông trôi dài trên má.
Khi đôi chân vẫn còn mê mẩn những bước đi lắm bụi đường. Còn ngụp lặn trong cuộc mưu sinh, khi những đam mê của tuổi trẻ cuồn cuộn dân trào. Được đó rồi mất đó. Vui đó rồi buồn đó.
” Không có cơn mưa nào không tạnh
Không có gì là mãi mãi”
Có chăng là đấng tạo hóa toàn năng.
Mỗi lần thất bại tôi lại học thêm một điều mới mẻ, tìm thấy thêm một cách trải nghiệm mới mà cuộc sống đã ban tặng cho tôi mỗi ngày.
Khi tôi lần đầu tiên bị mất đi một món đồ hay thứ mình yêu thích tôi đã rất khổ đau quên ăn quên ngủ. Rồi mọi thứ cứ chợt đến rồi chợt đi nên sau mỗi lần thất bại hay mất đi một thứ mình yêu thích tôi chỉ việc ăn uống đúng giờ và ngủ đủ giấc và đón chờ ánh bình minh lên.
Thất bại và thành công như hai người bạn thân thiết của tôi. Luôn luôn bên cạnh tôi cùng chia sẻ những khổ đau hay niềm vui hân hoan đón chào một điều mới mẻ.

Cảm ơn hai người bạn Thành Công và Thất Bại luôn ở bên tôi qua những đêm dài tỉnh mịt hay trước những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của trần thế.

Tây Ninh, mùa mưa rào 2021

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Niệm

Sau khi đã cố gắng thuyết phục, thúc đẩy, sử dụng tất cả những giác quan của bản thân để hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh mỗi ngày. Như vòng tròn của tạo hóa biến chuyển không ngừng nghỉ. Tiếng nhịp điệu con Tim hay hơi ấm từ trong nhịp thở, tôi càng tiến gần hơn đến sự hiểu biết về Niệm.
Niệm có từ bao giờ ?
Mỗi buổi sáng thức dậy đón chào ngày mới, bắt đầu sau một chu kỳ của sáng tối thì một vòng tròn Ý Niệm cũng bắt đầu cái nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả mà tạo hóa đã ban cho mỗi sinh linh.
Những Ý Niệm dẫn dắt chúng ta mỗi ngày, tạo nên cuộc sống của chúng ta, những sắc màu rực rỡ, hoặc những màu đơn thanh đơn sắc là do Ý Niệm.
Một Ý Niệm đẹp sẽ đem đến những kết quả tốt đẹp nơi đích đến của mình. Trên con đường đi là những sắc màu tươi sáng, những âm thanh trong trẻo, những bản tình ca bất hủ, chạm đến từng tâm hồn. Là những bức tranh đa tầng nghĩa, bao trọn những tâm hồn trống rỗng.
Khi tôi sinh ra Niệm đã có rồi, Niệm đã có từ lúc nào tôi cũng không biết nữa. Niệm vô hình vô sắc vô không vô định. Niệm là gốc là nguồn vô sắc, của hình hài vật chất vô tri. Nhờ có Niệm mà đời thêm cảm xúc. Có lúc sầu có lúc buồn bã thê lương. Còn những lúc Niệm hân hoan chào đón, ánh nắng vàng rực rỡ muôn phương. Niệm có từ thời gian khởi thủy, Niệm ẩn mình trong dòng chảy nhân sinh.
Cảm ơn Niệm!
Nhờ có Niệm nên những người bình thường trở thành vĩ nhân. Cũng nhờ có Niệm mà những bậc giác giả đã để lại những lời răn hữu ích cho hậu thế.

Tây Ninh, 6.1.2021
Jim

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Buổi trưa không ngủ

Biển Vũng Tàu

“Những cơn gió đông thổi nhẹ sau hiên nhà.

Những cơn sóng biển rì rào vỗ về bên bãi cát.”
Mấy tháng nay Jim không viết thêm được dòng nào trên trang blog bé nhỏ của mình. Như kiểu không biết phải viết gì hay như không tìm được cảm giác để viết. Nếu viết những câu từ đau thương buồn thảm hay ỷ oi, than vãn cuộc đời thì biết đến khi nào mới hết chủ đề chứ.
Mấy tháng nay cứ loanh quanh đọc sách này rồi ngó chuyện kia. Chuyện xã hội xung quanh cứ mỗi ngày mỗi khác. Những trào lưu này đến trào lưu khác.
Bất chợt một buổi trưa tháng 12, mình đọc được những dòng chữ mới lạ của một tác giả thích mùa Hạ, có tâm hồn Yêu Biển, những cảm xúc nhẹ nhàng.
Thư thái bên biển chiều hay những bước chân lạc lối bên sườn đồi ngắm nhìn những bông hoa dại mọc bên đường.

Bổng dưng buổi trưa hôm nay sao khác hẳn những buổi trưa thường ngày.

Buổi trưa không ngủ
VT, 11/12/2020

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Nghề buôn kỷ niệm

Có nhiều người hỏi Jim làm nghề gì ?
Jim bảo: Mình làm nghề buôn
Họ lại hỏi: Jim buôn gì ?
Jim trả lời: buôn kỷ niệm
Họ nói: Nghề này sao nghe lạ vậy. Chưa thấy ai làm bao giờ! Cũng chưa từng thấy trường nào đào tạo nghề này.
Jim trả lời: ah vì chưa có nên mình mới làm.
Họ lại hỏi: nghề này có làm giàu được không? Có kiếm được nhiều tiền không ?
Jim trả lời: bạn muốn giàu bao nhiêu ? Bạn muốn có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng ?
Họ nói lại: càng nhiều tiền càng tốt.
Jim trả lời: sản phẩm của Jim là kỷ niệm. Kỷ niệm có nhiều giá tiền khác nhau. Có cái 1 đô la Mỹ, có cái 100 đô la Mỹ, có cái 1000 đô la Mỹ, có cái không định giá được bằng tiền.
Họ thắc mắc: Sao kỳ vậy ? Phải định giá được chứ ? Nếu không sao bán được giá cao. Sao làm giàu được?
Jim nói: Giá của sản phẩm kỷ niệm mà Jim bán có thể định giá bằng tiền cũng có thể không.
Họ giải thích thêm: cái gì cũng có cái giá của nó mà. Sản phẩm nào mà bán ra thị trường lại không có giá chứ?. Ví dụ: cây viết giá 5 ngàn đồng. Một cuốn sách giá 100 ngàn đồng. Một chiếc xe ô tô giá 500 hay 700 triệu. Bla bla bla
Jim nói: uhm bạn nói đúng. Cái gì cũng có giá của nó. Sản phẩm kỷ niệm của Jim là duy nhất và khác biệt. Những sản phẩm kỷ niệm được định giá theo giá trị cảm xúc của mỗi người. Và giá tiền chỉ là tham khảo. Một căn nhà được định giá 1 tỷ đồng vì cái nhu cầu sở hữu nó quá nhiều nên thị trường khang hiếm và giá tiền sẽ được đưa lên cao mỗi ngày vì cung không đủ cầu.
Giá sản phẩm kỷ niệm của Jim cũng vậy. Nếu kỷ niệm đó phù hợp với nhu cầu kỷ niệm của bạn đang tìm kiếm thì giá tiền chỉ là tham khảo. Đôi khi giá trị chỉ là một lời cảm ơn chân thành mà Jim nhận được.
Họ thắc mắc: vậy sao Jim sống và nuôi gia đình được nếu không có giá tiền cao cho sản phẩm mình bán ra.
Jim nói: thế giới rất rộng lớn, luôn có những người tốt xung quanh chúng ta. Họ sẽ trả một giá xứng đáng cho những sản phẩm kỷ niệm của Jim.
Họ hỏi tiếp: vậy cụ thể sản phẩm kỷ niệm của Jim là gì ? Sao mà khó hiểu quá.
Jim trả lời: thời gian mỗi ngày chỉ trải qua một lần trong đời của mỗi người. Jim lưu giữ lại bằng những bức ảnh và các thước phim.
Nếu bạn muốn xem lại những kỷ niệm thì xem các thước phim kỷ niệm mà Jim bán TẠI ĐÂY.
Các bạn muốn mua những bức ảnh kỷ niệm mà Jim bán thì các bạn mua TẠI ĐÂY.
Các bạn muốn tài trợ cho những sản phẩm kỷ niệm của Jim thì các bạn có thể tài trợ TẠI ĐÂY.

Các bạn có thể tài trợ qua PayPal TẠI ĐÂY.
Cảm ơn Jim
Cảm ơn các bạn


Chúc các bạn có nhiều niềm vui và nhiều kỷ niệm đẹp trong cuộc sống.
Jim

Biển Vũng Tàu rì rào sóng vỗ, 21.5.2020

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Dòng sông tuổi thơ!

” Trong tim ai cũng có một dòng sông quê hương mình
Con sông tôi gắn bó với tuổi thơ đời tôi “

Thế giới đang trải qua những ngày đại dịch Covid-19. Từ đầu năm 2020 dịch virus Vũ Hán đã lan sang gần như tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Tính theo âm lịch của Phương Đông là năm Canh Tý. Rất nhiều người đã chết, đến nay trên toàn cầu đã có hơn 3 vạn người chết. Con số ấy vẫn tiếp tục tăng mỗi ngày. Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Như một nốt gián trong bản giao hưởng của tạo hóa. Chỉ cần một chủng virus mà mắt thường không nhìn thấy đã làm chao đảo thế giới loài người.
Virus Vũ Hán đã làm thay đổi gần như tất cả những thói quen sống của con người. Làm cho con người biết sợ và biết được thứ gì giá trị nhất trong cuộc sống.
Không phải là những thành phố chọc trời. Không phải là những bữa tiệc hàng trăm ngàn người hò hét với tiếng nhạc không dừng.
Không phải là những thứ được gọi là thời thượng của giới thượng lưu.
Không phải là cái gọi là đẳng cấp này hay đẳng cấp kia. Còn nhiều thứ hư danh khác nữa…
Mà thứ giá trị nhất của mỗi người là hơi thở. Virus Vũ Hán làm cho mỗi người là một bác sĩ chữa trị cho chính mình. Người ta được tìm lại chính mình. Quan tâm đến hơi thở của mình hơn và những hành vi tiêu cực với người khác cũng giảm đi và biến mất.
Khi virus làm cho khoảng cách 2m giữa người với người được đưa thành quy định.
Virus Vũ Hán làm cho việc cuồn sở hữu vật chất của con người giảm đi và thay đổi cách sống.
Vì ai cũng muốn giữ lấy hơi thở quí giá của mình.
Hôm nay có dịp trở lại Tây Ninh, nơi vùng biên giới Việt Nam và Campuchia. Một vùng đất mà Jim đã gắn bó suốt những ngày thơ ấu của mình.
Trong một trạm xá nhỏ ở vùng nông thôn Tây Ninh. Như bao sinh mệnh khác Jim đã cất tiếng khóc chào đời nơi vùng đất nắng và mưa này.
Những tháng ngày tuổi thơ êm đềm là những hoài niệm mà Jim không thể nào quên trong suốt cuộc đời này. Những bữa cơm chỉ có cơm và nước mắm ghe nhưng cũng ấm lòng.
Những con đường làng quê thân thuộc sau bao nhiêu nằm đã đổi thay theo cuộc sống thị thành.
Những mái trường làng xưa với bóng cây xanh rợp mát, những tiếng ê a nói cười sẽ mãi còn là ký ức tuổi thơ.
Con đường mòn mà hồi nhỏ Jim hay đạp xe ra tắm sông Vàm Cỏ nay đã phủ nhựa phẳng phiu.
Những buổi dắt 🐃 trâu ra ruộng cho ăn cỏ. Rồi những lần bị ăn đòn vì mê chơi trốn tìm cùng chúng bạn mục đồng mà để trâu ăn lúa người ta.
Những buổi tối ngồi dắt dẻo trên xe trâu kéo cọc cạch từ ruộng về nhà.
Con nước ròng rồi con nước lớn. Mới thấm thoát đã mấy mươi mùa xuân đã đi qua.
Dòng sông quê bên những cánh đồng lúa chín vàng vẫn như xưa.
Con sông cứ lững lờ trôi qua ngày tháng. Dù nay phương tiện canh tác đã dùng máy móc thay thế cho sức kéo của đàn trâu cày.
Cả tuổi thơ gắn bó với những con nước ròng rồi con nước lớn. Những hạt lúa chín vàng bên dòng sông quê hương Vàm Cỏ Đông đã nuôi lớn Jim cho đến ngày nay.
Ngồi nhìn ngắm những buổi chiều tà bên sông, tai nghe tiếng lá rì rào và hơi gió man mát thổi qua vô cùng thân thuộc.
Cái mùi hương của cả cây, tiếng chim trời ríu rít…tất cả như một bản hợp sướng miên man bất tận.
Jim cảm ơn dòng sông quê hương Vàm Cỏ Đông đã nuôi dưỡng và cho Jim cuộc sống này.
Cảm ơn những tháng ngày tuổi thơ xuống sông câu cá, lên đồng bắt cua.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc những dòng này của Jim.
Mỗi người là một diễn viên chính của cuộc đời mình. Bi hay hài là do mỗi người.

Chúc các bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Chúc mọi sự an lành đến mỗi người trong mùa dịch Vũ Hán.
Tây Ninh, 30.3.2020

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Những điều bất khả kháng!

Hey, Jim thân chào các bạn,

Thời gian trôi qua thật đều đặng và lặng lẽ.
Trông cái nắng chói chang của vùng đất biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Nơi tỉnh biên giới Tây Ninh với nước bạn.

Thế giới đang trải qua đại dịch, làm chết rất nhiều người. Mọi người trên thế giới đều được yêu cầu cảnh giác và áp dụng các biện pháp phòng dịch Covid-19 tùy thuộc mức độ nguy hiểm cho mỗi quốc gia.

Tuân thủ các biện pháp của nhà nước đưa ra nên Jim chỉ quanh quẩn gần nơi mình ở không đi đâu xa. Chỉ đi dạo mát và ngắm cảnh đồng quê Tây Ninh.

Jim chỉ có thể sống giỏi lắm là 100 tuổi. Ngắm 99 lần lá vàng rơi mỗi mùa thu về. 100 lần nhìn ngắm những cành mai xuân mỗi độ xuân về.

100 năm tuổi thọ con người so với tuổi thọ của tạo hoá hàng tỷ năm thì có là bao.
Trong cuộc sống Jim là người có góc nhìn lạc quan. Luôn tìm cách tốt nhất để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Nhưng trong cuộc sống đã hơn một lần Jim đã rơi vào trường hợp bất khả kháng. Như kiểu nhìn thấy mặt trời mọc lên và lặng xuống cuối ngày vậy. Mình muốn ngăn lại cũng không được.

Đó là một cảm giác rất thực và rất đau khổ. Nỗi đau khổ sẽ càng mãnh liệt hơn nếu tình yêu thương hay sự sợ hãi mất đi của bạn lớn hơn mọi thứ.

Jim không có ý dạy bảo điều gì. Mà Jim chỉ muốn ghi lại cách Jim ứng xử với những chuyện bất khả kháng như thế nào như dịch Covid-19 này.

Cách Jim ứng xử với những điều bất khả kháng là học cách chấp nhận sự thật và sống chung với điều đó.

Vì mình không có khả năng làm chấm dứt đại dịch hay có hiểu biết chuyên môn về virus mà có thể chế ra thuốc diệt virus này.
Nên Jim học cách lắng nghe và tuân thủ các giải pháp của nhà nước.

Thiên tai hay dịch hoạ là việc bất khả kháng. Con người cũng không biết rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu chỉ biết là nó đang diễn ra và ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi người trên thế giới này.

Dịch bệnh không loại trừ một ai bất kể bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Bất kể bạn giàu sang phú quý hay là kẻ trắng tay.

Nên học cách bình tĩnh lắng nghe và tuân thủ các biện pháp của các cơ quan chuyên môn sẽ là cách tốt nhất trong lúc này.
Chấp nhận những điều bất khả kháng xảy ra cũng là cách Jim chấp nhận sống chung với biến đổi khôn lường của tạo hóa.

Giữ gìn cho tâm hồn mình bình an đón nhận những điều bất ngờ, chúng ta sẽ thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với lo lắng và sợ hãi.

Chúc các bạn có niềm vui trong cuộc sống.

Tây Ninh, 26.3.2020

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Quản lý tiền có quan trọng hơn việc kiếm tiền ?

quản lý tiền quan trọng hơn kiếm tiền

Hey,

Nhóm Phượt cùng Jim thân chào các bạn.

Từ một “phát minh” của con người để thuận tiện hơn trong thanh toán trao đổi hàng hóa. Con người đã dần bị “phát minh” này chi phối và bị nó kiểm soát. Đó là Tiền. Vậy việc kiếm tiền và quản lý tiền việc nào quan trọng hơn ? Trong bài viết bày Jim sẽ thảo luận về chủ đề này.
Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau không phải chỉ có Tiền là duy nhất. Nó chỉ là một phương tiện thanh toán trong nhiều cách thanh toán khác nhau.
Hầu như ai cũng có thể kiếm được nhiều tiền thông qua việc bán sức lao động các bạn ạ. Chúng ta được dạy điều này từ nhỏ, cho đến khi học được một ngành nghề nào đó. Những trường dạy quản lý cấp cao họ tập trung dạy một kỹ năng rất quan trọng là tính kỹ luật và tự giác.
Việc quản lý một vấn đề gì đó luôn cần tính kỹ luật. Quản lý là một việc rất khác so với làm việc trực tiếp các bạn ạ. Và chúng ta có thể hoàn toàn học được. Chỉ là chúng ta ít thấy được dạy mà thôi.
Bạn có thể mất 10 đến 20 năm làm việc cật lực kiếm tiền nhưng mọi thứ sẽ về số không tròn trịa nếu như bạn không học cách quản lý thành quả lao động của mình.
Vậy việc quản lý tài chính mới quan trọng hơn việc kiếm tiền từ lao động trực tiếp các bạn ạ.

Tất nhiên chúng ta cần học cách làm như thế nào.
Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc quản lý thành quả lao động của mình và bắt chúng làm việc cho mình. Để bản thân có thể được giải phóng thời gian ngày làm 8 giờ, cũng như có thêm nhiều sự lựa chọn sử dụng thời gian của đời mình.
Jim đã dành 10 năm để thực hành những điều mình học được về việc này. Đây là việc làm rất thú vị. Thành quả mang lại bạn có thể thụ hưởng hay dành cho những người thân của bạn thụ hưởng.
Quan trọng hơn là chúng ta đã học được cách để quản lý thành quả lao động của mình cho hiệu quả. Những điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn về già.
Những hiểu biết đó sẽ là của bạn suốt đời, và không ai đánh cắp của bạn được.
Tiền bạc có thể mất đi nhưng kiến thức thì không các bạn ạ.
Đời người sống có hạn các bạn ạ. Nên việc lựa chọn sống thế nào với thời gian của mình là một việc rất quan trọng.
Jim đã chọn cách dành thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về đời sống của mình. Làm những việc gì cho phù hợp với năng lực của bản thân.
Jim chọn cách làm việc hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất để tích lũy thành quả lao động của mình và sự giúp đỡ của người thân để những kết quả mình lao động được khi còn có thể sẽ làm việc và có nguồn thu nhập để nuôi sống mình lúc sức khỏe bị bào mòn theo thời gian.
Việc phải suy nghĩ hay tư duy đúng về thành quả lao động chính đáng sẽ mang lại hiệu quả cho bản thân về sau là một việc làm mất rất nhiều thời gian các bạn ạ.
Mỗi người một câu chuyện, một xuất phát điểm về tài chính khác nhau. Chỉ là hãy tập trung vào mục tiêu của mình, đừng xao lãng mục tiêu.
Jim dành khá nhiều thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về việc sử dụng những đồng lương lao động của mình một cách hiệu quả nhất, sao cho chúng có thể giúp mình sống sót khi tuổi già sức yếu.
Kiến thức thì mênh mông. Nên việc lựa chọn mục đích sống của mình rất quan trọng. Đó sẽ là chiếc neo giữ bạn trước sóng gió cuộc đời.
Các bạn có thể quan sát thấy rất nhiều người xung quanh mình họ cố gắng kiếm tiền bằng mọi giá. Kiếm thật nhiều tiền nhưng cuộc sống của họ mãi bị những đồng tiền kiểm soát.

Họ không học cách kiểm soát đồng tiền. Hay họ không dành thời gian học cách quản lý thành quả lao động của mình.

Thế là cả đời họ làm có một việc, và lặp đi lặp lại nhiều lần là kiếm tiền và tiêu tiền. Kết quả là họ không thể ngừng làm việc đôi khi họ rất ghét việc đó nhưng họ vẫn làm. Vì nếu họ ngưng làm việc họ không còn gì để nuôi sống họ cả.
Để có cái nuôi sống mình khi mình không làm việc thì đó là việc cần phải nghiêm túc giải quyết các bạn ạ.
Việc học cách quản lý và sử dụng thành quả lao động của mình hiệu quả sẽ giúp giải quyết chuyện này.
Có rất nhiều cách khác nhau để tạo ra nguồn thu nhập thụ động để có thể giúp nuôi sống bạn và gia đình bắt đầu từ việc quản lý tài chính hiệu quả các bạn ạ.
Sự khác nhau về kết quả là từ hành động khác nhau. Sửa sai là một việc làm thường xuyên và dành cho người ham học hỏi, và biết tiếp thu kiến thức mới.
Tất cả mọi việc đều cần có kế hoạch và thời gian để thực hiện. Kỷ luật là yêu cầu cơ bản để đạt mục tiêu.
Ví dụ:
Bạn có thu nhập từ lương một tháng 50 triệu nhưng khi bạn nghỉ việc vì một lý do nào đó. Và bạn không còn nguồn thu nhập nào để nuôi sống bạn thì đó là vấn đề bạn phải giải quyết.
Quản lý thành quả lao động của mình hiệu quả là một việc làm nghiêm túc và chúng ta cần phải học và thực hành thường xuyên các bạn ạ.
Vì đời người có hạn nên hãy học cách quản lý tài chính hay kết quả lao động của mình thật sớm nếu không chúng ta sẽ mãi đi bán sức lao động cả đời thôi.
Không ai muốn làm việc quần quật suốt đời mà không có chút thành quả gì để lưu lại các bạn ạ.

QUẢN LÝ TIỀN QUAN TRỌNG HƠN VIỆC LÀM VIỆC ĐỂ KIẾM TIỀN.
HÃY HỌC CÁCH QUẢN LÝ TIỀN NGAY KHI BẠN LÀM RA CHÚNG
.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài này.
Nếu có gì cần thảo luận các bạn hãy để lại trong phần nhận xét dưới bài viết này.
Chúc các bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Xem thêm:

Clip Nha Trang đi Sân Bay Cam Ranh và Sân Bay Cam Ranh Nha Trang | 11.2019

Clip Hóng gió Vũng Tàu từ Bãi Trước đến Bãi Sau Vũng Tàu cuối tuần | 21.9.2019

Vũng Tàu, 10 tháng 12 năm 2019

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Giới thiệu kho ảnh trực tuyến tâm huyết chất lượng cao của Jim

:https://www.shutterstock.com/g/JIM1111111111111

Hey, Jim thân chào các bạn.

Cũng đã khá lâu rồi Jim chưa ngồi xuống để viết vài dùng lưu bút trên trang blog của mình.

Hôm nay khi đang lang thang dạo bước trên con đường biển Vũng Tàu thân yêu. Jim đã chợt thấy bên đường những đóa hoa Đào đã khoe sắc, báo hiệu tiết Xuân sang. Một một Xuân mới sắp đến gần. Những phút giao mùa, tiết trời thiêng liêng đang chuyển xoay.

Khi những tiếng nhạc du dương về xứ “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” bên tai với giọng hát đặc biệt của ca sĩ Bằng Kiều.

Jim muốn giới thiệu đến các bạn đang xem blog của Jim về bộ sưu tập ảnh tâm huyết của Jim về những cảnh sắc rất đẹp của Việt Nam. Jim mới bắt đầu với bộ sưu tập này và sẽ còn cập nhật liên tục theo thời gian trên cung đường “Phượt” của Jim.

Với mong muốn mang đến những tác phẩm chất lượng ưng ý nhất giới thiệu đến các bạn. Jim đã chọn ShutterStock làm nơi lưu giữ những tác phẩm của mình. ShutterStock có đội ngũ chuyên gia đánh giá chọn lọc ảnh rất chuyên nghiệp. Chỉ những tác phẩm đạt tiêu chuẩn mới được phê duyệt. Một kho ảnh rất chuyên nghiệp, đòi hỏi tiêu chuẩn ảnh khá cao nên đây là một trang ảnh và dữ liệu số rất uy tín hiện nay.

Tất cả những bức ảnh trên kho ảnh trực tuyến của Jim đều là ảnh gốc, chưa chỉnh sữa bằng bất kỳ phần mềm sữa ảnh nào. Những tác phẩm đôi khi các bạn sẽ nhìn thấy rất thân quen nếu bạn đang sống ở nơi đó. Nhưng có những tác phẩm là những khoảnh khắc rất đặc biệt, trên cung đường lang thang của Jim. Một góc nhìn của Jim về cuộc sống xung quanh.

Các bạn có thể xem trực tuyến trên kho ảnh của Jim hay có thể TẢI ẢNH VỀ làm tư liệu hay sưu tầm một gốc phố kỷ niệm, một chút hoài niệm của thời gian.

Các bạn xem chi tiết các tác phẩm tâm huyết nhất của Jim TẠI ĐÂY nhé.

>>>Link trên ShutterStock : https://www.shutterstock.com/g/JIM1111111111111

Jim cảm ơn các bạn rất nhiều. Đã ủng hộ Jim trông suốt thời gian qua.

Chúc các bạn có nhiều niềm vui trông cuộc sống.

Các bạn cần biết thêm về kho ảnh của Jim có thể liên hệ Jim qua trang này nhé: https://www.facebook.com/phuotcungjim/ 

Hãy để lại nhận xét trông phần thảo luận bên dưới bài viết này.

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)

Next Page »

Translate

Kết nối với Jim

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • LinkedIn
  • YouTube

Nơi bạn có thể ủng hộ Jim

Become a Patron!

Kết nối cùng Jim

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

Copyright 2017 © 2022

Xem bài viết mới nhất của Jim
 

Loading Comments...