“ Tạo ra nguồn tiền hay dòng tiền sạch là cách sống văn minh”

Jim thân chào các bạn,
Jim muốn ghi lại những hiểu biết của mình về tài chính cá nhân như tự nhắc nhở bản thân, cũng như đánh giá lại thực tế đang diễn ra hằng ngày có phù hợp với mình không, có cần thay đổi để có kết quả tốt hơn không ?
Trông bài viết này Jim muốn kể về những kinh nghiệm cá nhân của mình về tiền bạc và tài chính cá nhân của mình, nếu các bạn có cùng mối quan tâm các bạn có thể cùng đọc và trao đổi thêm trông phần thảo luận bên dưới bài viết này.
Trước hết có vài câu hỏi Jim cũng đã tự hỏi bản thân và tự đi tìm câu trả lời cho bản thân mình trông thời gian mười năm, khá dài so với một đời người ngắn ngủi.
Hiểu biết về tài chính cá nhân hay có những hiểu biết cơ bản về tiền bạc trông thời đại ngày nay sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trông cuộc sống, nhứt là về cuộc sống tinh thần hằng ngày.
Tài chính là một chủ để rộng lớn, có rất nhiều trường đại học trên thế giới được lặp ra để dạy về tài chính. Rất rất nhiều. Ở góc nhìn của mình thì Jim chỉ bàn về góc độ tài chính cá nhân hay tiền bạc cá nhân của mình. Còn những chủ đề khác quá rộng lớn và rất vĩ mô nên mình không đủ hiểu biết để bàn về nó.
Dưới đây là một vài câu hỏi Jim tự hỏi bản thân và đi tìm câu trả lời cho mình trông 10 năm qua:
Câu hỏi 1: Jim có được học về tài chính cá nhân ở trường học như một môn học bắt buộc như phải biết chữ mới được từ lớp 1 lên lớp 2 hay không ?
Câu trả lời: Hoàn toàn Không
Câu hỏi 2: Khi nào Jim mới có được học về tài chính cá nhân như một môn học bắt buộc phải đậu mới có được bằng tốt nghiệp ?
Câu trả lời: Không biết khi nào. Vì trông đa số các trường học không dạy về chủ để cá nhân này.
Câu hỏi 3: Tài chính cá nhân ảnh hướng như đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình như thế nào?
Câu trả lời: Ảnh hưởng chính đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Câu hỏi 4: Hiểu biết về tài chính cá nhân có quan trọng không ?
Câu trả lời: Hiểu biết về Tài chính cá nhân rất quan trọng. Vì gần như tất cả chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày của chúng ta đều cần tiền để trao đổi.
Ví dụ:
Bụng bạn đang đói và muốn ăn cơm thì sẽ thế nào ? Có thể có vài trường hợp xảy ra như sau:
Bạn có tiền đưa cho người bán cơm và bạn sẽ nhận được phần cơm của mình theo giá bán của người bán cơm. Nếu giá bán là 50 ngàn đồng bạn sẽ trả tiền mặt 50 ngàn đồng. Trao đổi kết thúc.
Bạn không có tiền mà vẫn muốn ăn cơm thì sao ? Bạn cũng bước vào quán cơm và muốn ăn cơm vì bạn đang đói. Các bụng đói muốn bạn phải ăn. Khi đó bạn sẽ có những hành động khác nhau như: Mua thiếu, xin cơm, mượn tiền mua cơm, làm việc cho quán cơm để được ăn cơm… đó là vài trường hợp Jim có thể liệt kê ra. Bạn có thể tự thêm vài ví dụ nữa cho sáng tạo. Chung qui thì tiền là vật trung gian để bạn có thể trao đổi hay một từ nghe sang chảnh hơn là giao dịch. Tiền giúp rút ngắn thời gian giao dịch. Nên được sử dụng phổ biến ở các nước khác nhau. Mỗi nước có một đồng tiền riêng. Ví dụ này cho thấy sự xuất hiện của đồng tiền trông cuộc sống phổ biến thế nào. Tất nhiên hơn 2000 năm trước con người trao đổi hàng hóa theo cách khác các bạn ạ.
Các bạn có thể có thể tìm hiểu thêm trên mạng internet nhé.
Câu hỏi 5: Tài chính cá nhân quan trọng sao không có môn học bắt buộc như Toán, Lý, Hóa ở trường học ?
Câu trả lời: Jim không biết
Câu hỏi 6: Tài chính cá nhân quan trọng, vậy Jim học nó từ đâu ? và từ ai ?
Câu trả lời:
Từ lúc sinh ra đến lúc 18 tuổi Jim không hề có khái niệm là tài chính cá nhân là thế nào, làm sao cho đúng. Mà khi muốn gì cho bản thân việc đầu tiên là Xin Tiền Ba, Mẹ.
Đó là tình huống rất quen thuộc xung quanh chúng ta các bạn à. Jim chỉ biết khi cần mua kẹo thì khóc to lên và sẽ được người lớn cho tiền mua kẹo, rồi 18 tuổi vẫn là cách cũ để có tiền từ Ba, Mẹ, nhưng món kẹo khi bé giờ là bằng tốt nghiệp phổ thông. Là mảnh bằng nọ, bằng kia. Jim cứ vô tư lấy kẹo như đứa bé lên 3 đó các bạn ạ. Một thói quen khó bỏ.
Cứ như thế Jim thấy Ba, Mẹ mình làm rất nhiều thứ để có “Kẹo” cho mình. Từ nhỏ đến năm đi học Sài Gòn Jim chỉ tiếp xúc với những người trông gia đình, hàng xóm, nơi Mẹ buôn bán, và các Thầy, Cô giáo ở Trường Học. Cứ nhìn thấy mọi người hằng ngày cứ quay cuồn với công việc và những lần cãi vã nhau về vấn đề tài chính.
Sau khi tốt nghiệp ra trường đi làm. Cầm tấm bằng tốt nghiệp đi làm và nhận lương hàng tháng. Mỗi tháng bạn được nhận một lần. Gần như tháng nào cũng đủ ăn. Đôi khi không đủ tiền để trả tiền thuê phòng. Một lần bị bà chủ nhà to tiếng vì trễ tiền phòng Jim mới chợt nhận ra thì ra tiền quan trọng đến vậy. Mọi người sẽ biến thành người khác khi không có tiền trả cho họ. Nét đẹp dịu dàng hằng ngày của các cô nàng công sở sẽ biến mất ngay lập tức. Một con người khác xuất hiện với mọi sự đe dạo trút lên người bạn. Từ ánh mắt, dáng đi, lời nói,…
Câu chuyện thú vị bắt đầu từ đây. Jim đi làm siêng năng hơn để có đủ tiền. Làm nhiều hơn mọi người khác cùng công việc, và công ty là nơi thi thố năng lực để được trả tiền lương nhiều hơn. Nếu Jim làm việc không hiệu quả sẽ bị sếp la mắn, khiển trách, đền bù thiệt hại…và sẽ không đủ tiền để sống tháng đó.
Jim tự hỏi tại sao lại như vậy ? Tiền quan trọng đến thế ư ? Con người thánh thiện, dạ, thưa hằng ngày đã biến mất, thay vào đó là một con người khác, hung dữ và đầy đe dọa khi mình không có tiền cho họ ư. Và Jim bắt đầu tự đi tìm câu trả lời về tài chính cho riêng mình.
Jim bắt đầu quan sát những người được cho là nhiều tiền xung quanh mình, sống sung túc hơn mình, họ làm cách nào ? Chạy đến hỏi họ ư ? Có thô lỗ không ? Rất nhiều suy nghĩ và sự lựa chọn khác nhau. Và đọc sách về tài chính cá nhân là một trông những giải pháp của Jim. Tất nhiên các bạn nào đã học chuyên sâu về tài chính thì những quyển sách này là rất đỗi bình thường, nhưng với Jim lúc đó rất giá trị, vì Jim đã tìm được câu trả lời của mình qua cách lần lân la qua các nhà sách và thư viện trên đường Lý Tự Trọng Tp Hồ Chí Minh. Với một thằng quê mùa ngáo ngơ như mình, học một ngành học không chút liên quan gì đến tiền tệ thì quả là một quãng thời gian gian nan để tìm câu trả lời. Những quyển sách như: Dạy Con Làm Giàu, Nghĩ Giàu và Làm Giàu,… là một trông số đó. Jim bắt đầu biết đến những khái niệm cơ bản về tiền bạc.
Câu hỏi 7: Những khái niệm nào về Tài Chính cá nhân là quan trọng nhất ?
Câu trả lời: Theo Jim thì có mấy khái niệm sau mình cần hiểu rõ.
Nguồn tiền: Tiền có nguồn gốc từ đâu ? Từ ai ? Từ nước nào ?
Dòng tiền: Đường đi của tiền từ nguồn tiền đến nơi sử dụng.
Vòng tiền bao lâu: Tiền được in ra từ nhà nước và sẽ đi một vòng về lại kho bạc của nhà nước theo một vòng tuần hoàn.
Sở hữu nhiều tiền có thật sự giàu có: nếu số tiền đó không tạo giá trị gia tăng cho xã hội hay sinh lời thì sớm hai muộn thì số tiền đó cũng mất hết giá trị vì lạm phát mỗi năm.
Thế nào là giàu có về tiền bạc: Cái này tùy theo tiêu chuẩn đánh giá của mỗi cá nhân tổ chức. Người ta hay đánh quả tỉ lệ chi tiêu, và thu nhập hằng năm của mỗi người.
Theo hiểu biết của Jim thì người giàu có, thật sự họ không chỉ sở hữu nhiều tiền mặt, mà cái chính là họ sở hữu rất nhiều thứ có thể tạo ra nguồn tiền cho họ như một cơ sở kinh doanh, một loạt các công ty, một số loại bản quyền tác giả, một số lượng lớn cổ phần, trái phiếu, thương hiệu…tất nhiên để có được nó chính đáng là một câu chuyện rất dài và tốn rất nhiều thời gian.
( một loại gì đó mà chủ sỡ hữu không cần có mặt ở đó hằng ngày để canh giữ nó mà vẫn sinh lời thêm ).
Jim tạm chia Tài chính cá nhân ra làm ba phần :
- Kiếm Tiền
- Quản lý tiền
- Tiêu tiền (xài tiền hay sử dụng tiền…)
Bài viết tiếp theo Jim sẽ bàn về phần 1 Kiếm Tiền.
P/s: đây chỉ là những hiểu biết Cá nhân của Jim, không phải một bài học gì cả. Jim chỉ ghi lại suy nghĩ của mình trên nhật ký này chỉ để tự răng mình mà thôi. Jim không phải là một chuyên gia tài chính hay một ai đó tương tự. Jim chỉ mãi là một đứa bé dạy khờ đang học hỏi hằng ngày mà thôi. Khi viết bài này trong bóp của Jim chỉ có 50 ngàn đồng mà thôi. Jim chỉ là một kẻ nghèo hèn trông một thế giới xa hoa lộng lẫy mà thôi.
Tài chính cá nhân cần được xem là một môn học bắt buộc phải học ngày nay.
Chúc các bạn có nhiều niềm vui trông cuộc sống.
Vũng Tàu 2.4.2019
[…] Trông bài viết tiếp theo Jim sẽ viết về việc quản lý Tài Chính Cá Nhân. […]